Bài 8 – Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân MẠNH và CHÍNH XÁC

Trong chuyên mục Giáo trình dạy bóng đá cho trẻ em hôm nay, Trung tâm dạy bóng đá trẻ em sẽ hướng dẫn các bạn nhỏ những kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân. Để hiểu sâu và có kỹ thuật sút bóng bằng lòng bàn chân tốt, chúng ta cần biết:

– Mục đích và tác dụng của kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân

– Nguyên lý kỹ thuật và động tác thực hiện

– Phương pháp học tập

– Hệ thống bài tập chuẩn

Ngoài việc học lý thuyết kỹ thuật sút bóng bằng lòng bàn chân trên website, các em nhỏ đam mêm bóng đá nên tham gia vào các lớp học đá bóng cho trẻ em của Trung tâm dạy bóng đá trẻ em để nâng cao trình độ sút bóng và những kỹ thuật đá bóng khác.

KỸ THUẬT ĐÁ BÓNG BẰNG LÒNG BÀN CHÂN MẠNH VÀ CHÍNH XÁC

1. Mục tiêu cách sút bóng bằng lòng bàn chân

Trang bị cho các bạn nhỏ yêu thích bóng đá về mục đích của kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân trong thi đấu và nguyên lý kỹ thuật đá bòng bằng lòng bàn chân. Giới thiệu cho các em phương pháp giảng dạy của trung tâm, chỉnh sửa các lỗi sai khi các em thực hiện kỹ thuật cùng hệ thống các bài tập cơ bản trong tập luyện.

2. Chi tiết kỹ thuật đá bóng lòng bàn chân

Kỹ thuật sút bòng bằng lòng bàn chân được áp dụng để sút bóng ở phạm vi gần và sút bòng phạt đền đòi hỏi người chơi có chính xác cao.

Nguyên lý kỹ thuật:

  • Chạy đà -> Đặt chân trụ -> Vung chân lăng -> Tiếp xúc với bóng

Các kiểu kỹ thuật sút bóng bằng lòng bàn chân:

  • Sút bóng nằm tại chỗ
  • Sút bóng lăn sệt
  • Sút bòng hơi nảy

Phương pháp giảng dạy:

  • Đưa trẻ đến với hệ thống bài tập và các phương pháp khắc phục các sai lầm thường mắc phải
  • Từ hệ thống các bài tập và khắc phục các sai lầm cho các bạn đăng ký học bóng đá

3. Mục đích và tác dụng kỹ thuật đá bòng bằng lòng bàn chân

  • Các sút bóng bằng lòng bàn chân là dùng phần bên trong của lòng bàn chân, từ cổ chân tới đốt xương ngón chân cái để đá bóng đi.

Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân

4. Các kỹ thuật đá bòng bằng lòng bàn chân

Đá bóng nằm tại chỗ với 5 giai đoạn sau:

  • Chạy đà thẳng với hướng bòng nằm tại chỗ -> Đặt chân trụ -> Vung chân lăng sút -> Kết thúc

Đá bóng lăn sệt:

  • Đá bóng với hướng lăn từ phía trước tới: đầu tiên bạn cần phán đoán thời điểm vung chân và vị trí bóng sẽ lăn tới để tiếp xúc bóng được chính xác nhất.
  • Đá bóng đăng lăn về phí trước: Chân trụ của cầu thủ đặt trước về phía trước quả bóng
  • Với trường hợp bóng lăn từ các hướng bên tới thì đặt chân trụ hơi xa về phía bên bóng lắn tới.

Đá bóng hơi nảy lên:

  • Cầu thủ sút bóng cần căn khi quả bóng rơi từ trên cáo xuống vừa nảy từ mặt đất lên, không giữa bóng mà sút bóng luôn
  • Đầu tiên, chúng ta cần phán đoán tốc độ bay và điểm sẽ rơi của quả bóng, từ đó nhanh chóng di chuyển chọn vị trí đặt chân trụ và sút bóng

5. Hướng dẫn bài tập kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân

Đến với lớp học bóng đá, các em sẽ được tập kỹ thuật sút bóng bằng lòng bàn chân tại chỗ rồi tại nhiều điểm trên sân khác nhau:

  • Vẽ đường chạy đà, điểm đặt bóng, điểm đặt chân trụ rồi thực hiện kỹ thuật chạy đà, đặt chân trụ, vung chân lăng.
  • Đặt bóng chết, mỗi trẻ dùng gầm bàn chân đè lên phía trước của bóng, người kia tập chạy đà, đặt chân trụ rồi tiếp xúc bóng.
  • Đặt bóng tại chỗ vào các điểm cố định trên tường, tập từ chậm đến nhanh, từ nhẹ, gần sau tăng dần cự ly và lực đá.
  • Tập hai người đối điện hoặc với nhiều người, kết hợp di chuyển và đá các loại bóng đang lăn sệt.
  • Tập sút cầu môn với bóng nằm tại chỗ và các loại bóng đang lăn sệt.

6. Hệ thống bài tập kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân

Giả sử quả bóng ở phía trước, chúng ta sẽ tập theo các bài tập mô phỏng từng giai đoạn sau:

  • Đá bóng tại chỗ, một em dùng lòng bàn chân đè lên phía trước của quả bóng
  • Đá bóng tại chỗ vào tường khi bóng bật ra thì giữa bóng rồi tiếp tục đá.
  • Đá bóng tại chỗ vào các mục tiêu cố định trên tường và yêu cầu chính xác.

Kỹ thuật sút bòng bằng lòng bàn chân

  • Đá bóng đang lăn sệt vào tường khi bóng bật ra thì không chặn lại mà đá luôn.
  • Tập theo nhóm, trong ô vuông hoặc vòng tròn, lần lượt từng em nhỏ vào đứng ở giữa liên tục đá chuyền một chạm lăn sệt theo vòng tròn cho đồng đội.
  • Hai người đá bóng chuyền cho nhau.
  • Mới đầu tập đá bóng tại chỗ, sau đá các loại bóng đang lăn sệt và đá ở cự ly gần, lực nhẹ sau tăng dần cự ly và lực đá.
  • Hai người cách nhau 6 – 7m chạy song song chuyền bóng cho nhau
  • Sút cầu môn.

Tham gia học bóng đá tại Trung Tâm Thể Thao Tuổi Trẻ 

7. Chú ý khi sử dụng kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân

Một số sai lầm các cầu thủ hay mắc phải

  • Đặt chân trụ xa bóng
  • Chân trụ đặt quá cao và quá thấp so với bóng
  • Mũi bàn chân trụ không trùng với hướng đá bóng đi
  • Trọng tâm không dặt vào chân trụ, mất thăng bằng khiến bóng đi không chính xác
  • Đầu gối không mở ra ngoài khiến bàn chân không vuông góc với chân trụ nên điểm tiếp xúc của bàn chân không đi qua tân bóng làm cho bóng xoáy và bay chệch hướng
  • Thân người trên ngả về phía trước hoặc ra sau quá nhiều nên bóng đi không theo ý muốn

Nguyên nhân các sai lầm

  • Chưa hiểu rõ về  kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân. Mắt không quan sát bóng khi chuẩn bị đá
  • Cảm giác bóng và sự phối hợp toàn thân chưa tốt. Cảm giác không gian chưa được chuẩn xác.
  • Quá căng thẳng khi thực hiện kỹ thuật và sức mạnh cơ chân yếu.

Phương pháp khắc phục

  • Xây dựng lại cho trẻ khái niệm về kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân. Tập mô phỏng thường xuyên các động tác chạy đà, đặt chân trụ và những động tác tiếp xúc bóng.
  • Bố trí cho trẻ tập theo nhóm để cùng nhau sửa chữa những động tác sai.
  • Tập đá bóng tại chỗ rồi lăn sệt vào các mục tiêu cố định trên sân hoặc trên tường.

8. Đau lòng bàn chân khi đá bóng

Đau lòng bàn chân khi đá bóng là một trong nhiều chấn thương mà cầu thủ chơi bóng đá hay gặp phải. Nhiều cầu thủ đá bóng bị đau lòng bàn chân đã không thể thi đấu hay đi lại được. Để tránh đá bóng bị đau lòng bàn chân thì chúng ta cần chú ý

Chọn giày đá bóng phù hợp chân

Để không bị đau lòng bàn chân khi đá bóng thì chúng ta cần chọn những đôi giày thật mềm, ôm vừa chân, không được quá chật, quá rộng. Làm sao khi đi đôi giày thì chân phải thoải mái hất, chạy nhảy dễ dàng.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại giày khác nhau với mẫu mã bắt mắt, giá giẻ nhưng khi đi được một thời gian thì dẫn đến đau chân, phần lót bị co cứng gây ra đau lòng bàn chân. Do vậy, chúng ta nên chọn loại giày có độ bên từ lót giày cho đến đế giày.

Khởi động trước khi đá bóng

Đá bóng bị đau lòng bàn chân có thể do chúng ta không khởi động trước khi đá bóng. Do vậy, trước khi đá bóng chúng ta nên khởi động tầm 20 – 30 phút để ngăn chặn đau lòng bàn chân và một số cơ khác.

Trở lên linh hoạt

Để không bị đau lòng bàn chân khi đá bóng thì cơ thể chúng ta luôn phải linh hoạt. Chúng ta cần kéo dã cơ thể cả trước và sau khi đá bóng. 

Bài viết kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân trên của Trung tâm dạy bóng đá trẻ em sẽ giúp các bạn nhỏ tự tin hơn trong khi chơi bóng đá và đạt thành tích cao trong thi đấu bóng đá. Chúc các bạn nhỏ có những buổi học vui vẻ cùng với những kỹ thuật bóng đá tại Trung tâm. 

Xem thêm bài viết trong Giáo trình dạy bóng đá

Tags: kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân, đau lòng bàn chân khi đá bóng, bài tập kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân, các kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân, kỹ thuật sút bóng bằng lòng bàn chân, cách sút bóng bằng lòng bàn chân,sút bóng bằng lòng bàn chân, đá bóng bằng lòng bàn chân

5 thoughts on “Bài 8 – Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân MẠNH và CHÍNH XÁC

  1. Pingback: Real Madrid đang trong giải đoạn khủng hoảng

  2. Pingback: Trung tâm dạy bóng đá ở Hà Nội cho trẻ em

  3. Pingback: Thợ lặn VN giành vàng tại National Sports Games

  4. Pingback: Cilic giúp Croatia Davis Cup thắng Pháp

  5. Pingback: Cách sút bóng mạnh trong sân cỏ nhân tạo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.