Luật bóng đá bãi biển

Luật bóng đá bãi biển

Luật 1- Sân thi đấu

Bề mặt sân thi đấu được làm bằng cát, phẳng và không có sỏi, đá, vỏ sò và các vật khác có thể gây chấn thương cho cầu thủ.

Đối với các giải quốc tế, cát phải mịn đẹp và dầy ít nhất 40cm. Cát phải được làm cho mịn tới khi đủ điều kiện thi đấu, không được phép gồ ghề hoặc có vật gây nguy hiểm; tuy nhiên, cát không cần quá mịn tới mức gây ra bụi và dính lên da.

Kích thước

Sân có hình chữ nhật. Đường biên dọc phải dài hơn đường biên ngang.

Chiều dài: từ 35 m đến 37 m

Chiều rộng: từ 26 m đến 28m

Các đường kẻ trên sân:

Các đường giới hạn của sân được đánh dấu bằng những đường thẳng. Hai đường giới hạn dài hơn được gọi là đường biên dọc. Hai đường giới hạn ngắn hơn được gọi là biên ngang, không có đường thẳng kẻ giữa hai cột cầu môn.

Các đường thẳng có độ rộng từ 8 cm- 10 cm và được làm từ những dải băng màu xanh nước biển, đối lập với màu cát, phải mềm dẻo nhưng dai và không gây hại đến cầu thủ. Các dải băng này phải được giữ chặt xuống cát ở các góc trên sân và ở giữa mỗi đường biên dọc và giữ chặt với hai cầu môn bằng những vòng cao su.

Sân được chia làm hai nửa bằng một đường thẳng tưởng tượng giữa sân, được giới hạn bằng 2 cờ màu đỏ được đặt bên ngoài sân.

Điểm chính giữa của đường tưởng tượng này là vị trí giao bóng và đá phạt trực tiếp.

Khu vực phạt đền

Khu vực phạt đền là khu vực giữa đường biên ngang và đường tưởng tượng song song với đường biên ngang, nối dài sang 2 đường biên dọc, cách đường biên ngang 9 m và được đánh dấu bằng 2 cờ màu vàng được đặt cạnh mối đường biên dọc ở phía ngoài sân.

Điểm đá phạt đền tưởng tượng được đặt ở điểm chính giữa trên đường thẳng tưởng tượng của khu vực đá phạt đền và cách đều hai cột cầu môn.

Cờ

Mỗi góc được đánh dấu bằng một cột cờ, cờ màu đỏ, cột cờ phải được làm bằng chất liệu nhựa mềm dẻo, dai và chịu được tác động của thời tiết

Cờ màu vàng được đặt ở cuối mỗi đường tưởng tượng đánh dấu khu vực phạt đền, hai cờ màu đỏ được đặt ở 2 đầu của đường giữa sân. Vị trí các cờ này sẽ cách đường biên dọc từ 1,0 m đến 1,5m.

Cột cờ phải cao ít nhất 1,5m.

Khu vực thay người

Khu vực thay người là khu vực tại đường biên dọc, nơi các cầu thủ sẽ ra sân và vào sân.

Khu vực thay người được bố trí phía trước bàn của trọng tài bấm giờ, dài 5m, điểm giao nhau của đường giữa sân và đường biên dọc nằm chính giữa, cách đều hai đầu khu vực thay người  2,5m.

Cầu môn:

cầu môn được đặt ở 2 đầu sân, giữa đường biên ngang, bao gồm 2 cột thẳng đứng, cách đều 2 góc sân và được nối với nhau bằng 1 thanh ngang.

Khoảng cách giữa các cột cầu môn (tính từ mép trong của các các cột cầu môn) là 5,5m và khoảng cách từ mép dưới của xà ngang xuống đất là 2,2m

Cột dọc và xà ngang phải có độ rộng và độ dày không dưới 10cm và không quá 20cm. Cột dọc và xà ngang phải được sơn màu tương phản với màu cát.

Lưới được làm bằng sợi gai, sợi đay hoặc ni lông.

Vì lý do an toàn, mỗi cột cầu môn phải được gắn chặt xuống cát. Hai thanh ngang dài 1,5m được gắn vào phía sau mỗi cột cầu môn, hai thanh ngang này được nối với nhau bằng một thanh xà hoặc dây xích đặt trên bề mặt cát và gắn vào trong cát. Thanh xà hoặc dây xích  phải được bọc nhựa, có lưỡi móc và các mối nối đặt nằm trên mặt cát.

An toàn

Sân phải có khu vực an toàn, bao quanh sân và cách sân 1m đến 2m. Cầu môn có thể di chuyển được nhưng trong suốt thời gian thi đấu phải được gắn chặt xuống nền cát.

Luật 2- Bóng

–         Hình tròn

–         Làm bằng da hoặc chất liệu phù hợp khác, đã được thử nghiệm về độ bền và khả năng chịu nước cũng như độ mài mòn.

–         Có chu vi hình tròn không dưới 68cm và không vượt quá 70cm

–         Nặng không dưới 400g và không quá 440 gram, tính ở thời điểm bắt đầu trận đấu

–         Có áp suất tương đương 0,4 đến 0,6 atmôfe

Thay bóng hỏng

Nếu bóng nổ hoặc bị hỏng trong khi trận đấu đang diễn ra:

–         Trận đấu sẽ bị dừng

–         Trận đấu được bắt đầu lại theo quy định của luật 8.

Nếu bóng bị nổ hoặc bị hỏng ở thời điểm giao bóng, phát bóng, đá phạt góc, quả phạt trực tiếp, phạt đền hoặc trả bóng về:

–         Trận đấu được bắt đầu lại theo quy định của Luật thi đấu

Các quyết định

1.     Bóng chính thức sử dụng cho giải phải được FIFA chấp thuận.

2.     ở các trận thi đấu giải, chỉ những bóng đáp ứng đủ tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu như đã nêu trong luật 2 mới được phép sử dụng.

ở các trận thi đấu cấp FIFA và các trận đấu giải do các Liên đoàn Châu lục cho phép tổ chức, bóng chỉ được phép sử dụng thi đấu khi mang một trong các nhãn hiệu sau:

Logo “FIFA APPROVED” (FIFA cho phép) hoặc “FIFA INSPECTED” (FIFA đã kiểm tra) hoặc “INTERNATIONAL MATCHBALL STANDARD” (Bóng thi đấu tiêu chuẩn quốc tế)

Những ký hiệu nêu trên cho thấy bóng đã được thử nghiệm một cách chính thức và tuân theo các yêu cầu cụ thể về kỹ thuật, có một số khác biệt và bổ sung cho những quy định cụ thể trong luật 2. FIFA sẽ ban hành danh sách các quy định bổ sung cụ thể đối với từng lĩnh vực và sẽ có những thử nghiệm về chất lượng đối với các quy định bổ sung này.

ở các trận đấu khác, bóng được sử dụng phải đáp ứng các yêu cầu trong luật 2.

Nếu một Liên đoàn bóng đá Quốc gia áp dụng việc sử dụng bóng mang nhãn hiệu “FIFA Approved” hoặc “FIFA Inspected” cho các giải đấu quốc gia, Liên đoàn Quốc gia đó cũng cho phép sử dụng bóng mang có logo đạt tiêu chuẩn quốc tế (International Matchball Standard)

Luật 3- Số lượng cầu thủ

Một trận đấu sẽ có hai đội thi đấu, mỗi đội bao gồm không quá năm (5) cầu thủ, một trong số họ là thủ môn.

Thủ tục thay người

ở các trận đấu thi đấu cấp độ FIFA, châu lục hoặc cấp quốc gia, việc thay thế cầu thủ sẽ được áp dụng theo luật thi đấu.

Số lượng cầu thủ thay thế tối đa là năm (5) cầu thủ.

Các lượt thay thế trong một trận đấu là không có giới hạn. Một cầu thủ đã được thay thế có thể trở lại sân thi đấu để thay thế cho một cầu thủ khác.

Việc thay người có thể thực hiện ở bất cứ thời điểm nào trong trận đấu, bất kể là bóng trong cuộc hay ngoài cuộc, với điều kiện phải tuân thủ các điều kiện sau:

–         Một cầu thủ muốn vào sân phải giơ số áo của cầu thủ mà anh ta định thay thế (giơ quá đầu) để trọng tài được biết.

–         Cầu thủ được thay thế phải rời sân ở khu vực thay người.

–         Cầu thủ thay thế chỉ được vào sân khi cầu thủ được thay thế hoàn toàn đã rời khỏi đường biên dọc.

–         Cầu thủ thay thế phải chờ trọng tài quyết định cho phép vào sân hay không.

–         Việc thay người chỉ được hoàn thành khi cầu thủ thay thế vào sân đưa cho cầu thủ rời sân tấm biển ghi số của cầu thủ bị thay thế, khi đó, cầu thủ thay thế sẽ trở thành cầu thủ chính thức và cầu thủ bị thay thế sẽ tạm dừng thi đấu.

Thay thủ môn

Một thủ môn có thể được thay thế bất cứ lúc nào trong suốt trận đấu. Đồng hồ bấm giờ sẽ không dừng lại trong thời gian thay thủ môn. Thủ môn được coi như 1 cầu thủ cho đến khi cầu thủ thay thế vào sân và thủ tục thay người được hoàn tất.

Phạm lỗi

Khi thực hiện việc thay người, cầu thủ thay thế vào sân hoặc một cầu thủ được thay thế rời sân nhưng không qua khu vực thay người của đội bóng  thì bị coi là phạm lỗi, trừ trường hợp bị chấn thương hoặc trường hợp liên quan đến luật 4, khi đó:

–         Trận đấu bị dừng

–         Cầu thủ phạm lỗi bị cảnh cáo bằng thẻ vàng và được đề nghị rời khỏi sân để thực hiện lại các thủ tục thay người theo đúng quy định.

–         Trận đấu được bắt đầu lại bằng quả đá phạt trực tiếp cho đội đối phương từ điểm đá phạt tưởng tượng ngay chính giữa đường giữa sân. nếu khi đó bóng ngoài cuộc, trận đấu được bắt đầu lại theo Luật thi đấu.

–         Nếu cầu thủ thay thế phạm lỗi nhưng đã nhận một thẻ vàng trước đó, trọng tài sẽ tiếp tục phạt cầu thủ đó thẻ vàng thứ hai và truất quyền thi đấu của cầu thủ này. Tuy nhiên, đội bóng của cầu thủ này sẽ không bị giảm số lượng cầu thủ do việc thay người chưa hoàn toàn kết thúc. Trận đấu được bắt đầu lại với các thủ tục như đã nêu ở trên.

Các quyết định

1.     Ngay khi bắt đầu trận đấu, mỗi đội phải có ít nhất 4 cầu thủ. Nếu các cầu thủ khác đến sân sau khi trận đấu đã bắt đầu, họ sẽ được tham gia thi đấu nếu trước giờ bóng lăn, các cầu thủ này đã đăng ký tên  trong đội hình thi đấu và trọng tài đã được thông báo.

2.     Nếu do có cầu thủ bị truất quyền thi đấu hoặc cầu thủ bị chấn thương, đội bóng chỉ còn ít hơn 3 cầu thủ (bao gồm cả thủ môn) trên sân, trận đấu sẽ bị huỷ bỏ.

Luật 4- Trang bị cầu thủ

An toàn

Cầu thủ không được sử dụng các dụng cụ hoặc đeo các loại trang sức có thể gây nguy hiểm cho bản thân cầu thủ đó và các cầu thủ khác.

Trang bị cơ bản

Trang bị bắt buộc cơ bản của cầu thủ bao gồm:
–    áo thi đấu – Nếu mặc quần áo lót thì ống tay áo phải có cùng màu với ống tay của áo thi đấu.

–         Quần đùi- nếu có quần lót bên trong thì phải cùng màu với quần đùi.

–         Giầy không được phép sử dụng, có thể bảo vệ chân bằng dải băng chất liệu co giãn quanh cổ chân hoặc bàn chân. Có thể đeo kính nhựa.

áo thi đấu:

Màu sắc của số áo phải tương phản với màu áo

Đối với các trận đấu quốc tế, số áo sau lưng  cũng phải xuất hiện phía trước áo hoặc quần và có kích thước nhỏ hơn.

Thủ môn

Thủ môn được phép mặc quần dài

Mỗi  thủ môn phải mặc quần áo có màu sắc dễ phân biệt với các cầu thủ khác và trọng tài.

Vi phạm:

Với bất cứ vi phạm nào của Luật 4:

Cầu thủ sẽ được trọng tài hướng dẫn rời sân để chỉnh sửa lại trang phục cho phù hợp hoặc trang bị thêm những vật dụng còn thiếu. Nếu đội bóng không thay thế cầu thủ này, anh ta sẽ chỉ được quay trở lại sân khi được một trong các trọng tài công nhận, là đã có trang phục phù hợp (kể cả trọng tài thứ ba). Trọng tài chính hoặc trọng tài thứ hai sẽ cho phép cầu thủ đó vào lại sân thi đấu.

Bắt đầu lại trận đấu

Nếu trọng tài dừng trận đấu để phạt cầu thủ phạm lỗi, trận đấu được bắt đầu lại bằng một quả đá phạt trực tiếp dành cho đội đối phương tại một điểm tưởng tượng ở giữa đường giữa sân.

Các Quyết định

1.     Cầu thủ không được phép để lộ áo lót có các biểu ngữ hoặc quảng cáo. Các trang bị cơ bản bắt buộc không được có bất cứ nội dung cá nhân ,chính trị hay tôn giáo nào.

2.     Cầu thủ cởi áo để lộ biểu ngữ hoặc quảng cáo sẽ bị ban tổ chức xử phạt. Đội bóng có cầu thủ có trang bị có nội dung cá nhân, chính trị hay tôn giáo sẽ bị ban thi đấu FIFA xử phạt.

3.     áo phải có ống tay.

Luật 5- Trọng tài và trọng tài thứ hai

Quyền của trọng tài

Mỗi trận đấu sẽ do hai trọng tài điều khiển và có toàn quyền quyết định các vấn đề về luật thi đấu từ thời điểm bắt đầu trận đấu cho tới khi kết thúc trận đấu

Quyền và trách nhiệm

Trọng tài chính:

–         Thực hiện luật thi đấu

–         Cho phép trận đấu tiếp tục nếu đội bóng bị phạm lỗi đang được hưởng lợi thế và sẽ phạt lỗi trước đó khi tình huống lợi thế không được tận dụng.

–         Ghi lại và làm báo cáo về các tình huống xử lý kỷ luật đối với cầu thủ và quan chức đội bóng cũng như các sự cố diễn ra trước, trong và sau trận đấu.

–         Trọng tài sẽ làm nhiệm vụ bấm giờ nếu trọng tài bấm giờ hoặc trọng tài thứ ba không có mặt ở trận đấu

–         Trọng tài có quyền dừng, tạm dừng hoặc huỷ bỏ trận đấu vì các lý do liên quan đến luật thi đấu hoặc các yếu tố bên ngoài gây ảnh hưởng đến trận đấu.

–         Kỷ luật đối với cầu thủ phạm lỗi bằng thẻ vàng hoặc truất quyền thi đấu.

–         Phạt quan chức đội bóng do có những hành vi vi phạm luật, có thể đuổi quan chức khỏi khu vực sân thi đấu nhưng không giơ thẻ.

–         Đảm bảo những người không nhiệm vụ không được vào sân

–         có thể làm gián đoạn trận đấu nếu nhận thấy có cầu thủ câu giờ.

–         dừng trận đấu nếu theo nhận định của trọng tài, có một cầu thủ bị thương nặng và phải đảm bảo cầu thủ đó được đưa ra khỏi sân thi đấu.

–         cho phép trận đấu tiếp tục cho đến khi bóng ngoài cuộc nếu một cầu thủ chỉ bị thương nhẹ (theo nhận định của trọng tài).

–         Thổi còi bắt đầu lại trận đấu trong trường hợp đá phạt trực tiếp hoặc phạt đền.

–         đảm bảo rằng bóng sử dụng cho trận đấu phải đáp ứng các yêu cầu trong luật 2.

Quyết định của trọng tài

Quyết định của trọng tài liên quan đến trận đấu là quyết định cuối cùng

Trọng tài và trọng tài thứ hai chỉ có thể thay đổi quyết định nếu nhận ra rằng đã có sự nhầm lẫn hoặc cả hai nhận thấy cần thiết phải thay đổi quyết định miễn là trận đấu chưa bắt đầu lại hoặc chưa kết thúc

Các quyết định

1.     Nếu cả trọng tài chính và trọng tài thứ hai cùng đưa ra ký hiệu phạm lỗi nhưng không thống nhất việc sẽ xử phạt đội nào, thì quyết định cuối cùng sẽ thuộc về trọng tài chính.

2.     Cả trọng tài chính và trọng tài thứ hai có thể phạt thẻ vàng hoặc truất quyền thi đấu của cầu thủ nhưng trong những tình huống không có sự thống nhất giữa hai trọng tài, trọng tài chính sẽ có quyết định cuối cùng.

3.     Trong trường hợp có sự can thiệp không đúng của trọng tài thứ hai, trọng tài chính sẽ có quyền thay thế trọng tài thứ hai và làm báo cáo với tổ chức có thẩm quyền, hoặc ban tổ chức giải.

Luật 6- Trọng tài bấm giờ và trọng tài thứ ba

Trách nhiệm

Trọng tài bấm giờ và trọng tài thứ ba được bổ nhiệm trong một trận đấu. Cả hai trọng tài sẽ ngồi bên ngoài sân ở ngay chính giữa đường thẳng tưởng tượng giữa sân và cùng phía với khu vực thay người của hai đội bóng

Trọng tài bấm giờ và trọng tài thứ tư được Liên đoàn hoặc câu lạc bộ tổ chức trận đấu trang bị đồng hồ bấm giờ.

Trọng tài bấm giờ:

–         Đảm bảo thời gian trận đấu tuân theo quy định trong luật 7 bằng cách:

+ khởi động đồng hồ bấm giờ ngay khi trận đấu bắt đầu

+ dừng đồng hồ bấm giờ ngay khi có bàn thắng, khi trọng tài thổi còi phạt penalty hoặc phạt trực tiếp hoặc khi trọng tài ra hiệu có cầu thủ bị chấn thương hoặc thời gian bóng chết.

+ dừng đồng hồ bấm giờ khi trọng tài ra hiệu dừng đồng hồ bấm giờ.

+ khởi động lại đồng hồ sau khi thực hiện quả giao bóng, quả đá phạt trực tiếp hoặc đá phạt penalty được thực hiện hoặc khi trận đấu được bắt đầu lại theo ký hiệu của trọng tài chính

–         kiểm tra thời gian phạt 2 phút khi có một cầu thủ bị truất quyền thi đấu.

–         thông báo kết thúc mỗi hiệp đấu, kết thúc trận đấu và hiệp đấu phụ bằng tiếng còi khác hoặc ký hiệu bằng âm thanh của các trọng tài.

–         ra ký hiệu với các trọng tài chính xác thời gian bắt đầu hiệp hai và ba của trận đấu sau thời gian nghỉ 3 phút và thời gian bắt đầu hiệp đấu phụ, nếu cần thiết.

Trọng tài thứ ba

Trọng tài thứ ba trợ giúp các trọng tài và trọng tài bấm giờ bằng cách:

–         ghi nhận những lần dừng trận đấu và lý do dừng

–         đảm bảo việc thay người được thực hiện đúng, sử dụng tiếng còi khác và ký hiệu âm thanh khác các trọng tài khác, thông báo các lỗi vi phạm trong quá trình thay người, nếu luật lợi thế không thể áp dụng.

–         ghi lại số áo cầu thủ ghi bàn và thời gian ghi bàn

–         ghi lại số áo cầu thủ bị phạt thẻ vàng, thẻ đỏ và thời gian phạt.

–         cung cấp các thông tin khác liên quan đến trận đấu

–         kiểm soát hành vi của những người ngồi trong khu vực kỹ thuật

–         Thông báo cho các đội bóng bằng văn bản thời gian chính xác khi một cầu thủ có thể vào sân thay thế cho cầu thủ bị truất quyền thi đấu.

Nếu một trong các trọng tài khác bị chấn thương, trọng tài thứ ba sẽ thay thế trọng tài bị chấn thương đó, thực hiện chức năng của trọng tài thứ hai.

Các quyết định

1.     Đối với các trận đấu quốc tế, bắt buộc phải có trọng tài bấm giờ và trọng tài thứ ba.

2.     Trong trường hợp có sự can thiệp không đúng mức của trọng tài bấm giờ hoặc trọng tài thứ ba, trọng tài chính có quyền hạn chế nhiệm vụ của trọng tài đó, thay thế trọng tài đó và gửi báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền.

Luật số 7: Thời gian của trận đấu

Các khoảng thời gian thi đấu

Trận đấu sẽ được chia ra làm 3 hiệp mỗi hiệp kéo dài 12 phút. Thời gian sẽ được theo dõi và xác định bởi trọng tài bấm giờ và nhiệm vụ của trọng tài này đã được nêu rõ trong điều 6.

Thời điểm tạm dừng trận đấu như đã được nêu ra trong luật số 6:

–         Sau khi một bàn thắng được ghi;

–         Khi trọng tài thổi còi quyết định một quả phạt trực tiếp hoặc penalty;

–         Theo tín hiệu của các trọng tài;

–         khi trọng tài ra hiệu rằng một cầu thủ bị chấn thương đang câu giờ.

Thời gian của mỗi hiệp đấu sẽ được kéo dài thêm để đảm bảo có thể thực hiện được đá penalty hoặc đá phạt trực tiếp. Trận đấu hoặc các hiệp đấu kết thúc khi:

–         bóng vào thẳng khung thành và 1 bàn thắng được ghi;

–         sau khi bóng được đá  và bóng đi ra ngoài đường biên của sân;

–         bóng chạm thủ môn hoặc xà ngang, cột dọc hoặc cát và đi vào khung thành – bàn thắng được công nhận;

–         sau khi bóng được đá, bóng chạm vào bất cứ cầu thủ nào trên sân ngoài thủ môn và không có cầu thủ nào phạm lỗi dẫn đến một quả đá phạt penalty hoặc thực hiện lại một quả đá phạt trực tiếp;

–         thủ môn đội phòng ngự bắt được bóng hoặc bóng đập cột ngang/cột dọc và không đi vào khung thành.

Trọng tài bấm giờ sẽ quyết định mỗi hiệp đấu kết thúc sau 12 (mười hai) phút thi đấu.

Sau khi trọng tài bấm giờ thổi hiệu còi, trọng tài sẽ ra hiệu kết thúc mỗi hiệp đấu của trận đấu. Sau tín hiệu này, sẽ không có bất cứ hoạt động nào khác được phép diễn ra ngoài những điều đã được nêu ra trên đây. Nếu bóng vừa được đá đi, trước khi ra hiệu kết thúc mỗi hiệp đấu, các trọng tài phải đợi cho tới khi hành động này hoàn thành và sau đó trọng tài bấm giờ sẽ thổi còi ra hiệu kết thúc hiệp đấu

Nghỉ giải lao giữa các hiệp đấu:

Sẽ có 3 phút nghỉ giải lao giữa các hiệp đấu.

Hiệp phụ:

Nếu sau khi kết thúc thời gian đá chính, tỉ số vẫn là hoà thì sẽ đá hiệp phụ trong vòng ba phút. Nếu sau ba phút hiệp phụ vẫn không có bàn thắng nào được ghi, sẽ áp dụng đá luân lưu từ vạch đá luân lưu tưởng tượng thể theo Luật số 18

Luật số 8

Bắt đầu và bắt đầu lại trận đấu

Các thủ tục mở đầu :

Thủ tục tung đồng tiền được thực hiện và đội thắng sẽ được quyền chọn cầu môn hoặc đá quả giao bóng ở hiệp đấu thứ nhất.

Vào hiệp hai của trận đấu, hai đội đổi sân, đội nào hiệp một chưa thực hiện quả giao bóng sẽ được quyền giao bóng ở hiệp hai.

Trước khi hiệp đấu thứ ba diễn ra, thủ tục tung đồng xu lại được thực hiện, và đội thắng sẽ được quyền chọn cầu môn hoặc đá quả giao bóng ở hiệp thứ ba của trận đấu.

Nếu phải thi đấu hiệp phụ, đội nào chưa phát bóng ở hiệp thứ ba của trận đấu sẽ được quyền giao bóng tại hiệp phụ; hai đội sẽ đổi sân.

Giao bóng :

Quả giao bóng là hình thức để bắt đầu hoặc bắt đầu lại trận đấu :

– vào lúc bắt đầu trận đấu ;

– sau khi có bàn thắng ;

– vào lúc bắt đầu hiệp hai và hiệp ba của trận đấu;

– vào lúc bắt đầu thi đấu hiệp phụ.

Bàn thắng không được ghi trực tiếp từ quả giao bóng.

 Các quy định:

–         Cầu thủ hai đội đứng bên phía sân của đội mình.

–         Các cầu thủ đối phương của đội thực hiện quả giao bóng phải ở cách xa bóng ít nhất là 5m cho tới khi bóng được giao.

–         Bóng được đặt tại điểm tưởng tượng  nằm ở chính giữa đường giữa sân.

–         Trọng tài sẽ ra hiệu giao bóng.

–         Một cầu thủ đá quả giao bóng để bắt đầu trận đấu.

–         Sau khi giao bóng, bóng được đá bổng lên hoặc về phía trước, trận đấu bắt đầu và sau đó các cầu thủ khác có thể chơi bóng.

–         Cầu thủ giao bóng không được chạm bóng lần thứ hai cho tới khi một cầu thủ khác chạm bóng.

Sau khi một đội ghi được bàn thắng, thì quyền giao bóng sẽ thuộc về đội đối phương.

Những vi phạm/hình thức xử phạt

Nếu cầu thủ giao bóng chạm vào bóng lần thứ hai trước khi một cầu thủ khác chạm bóng, đội đối phương sẽ được hưởng một quả đá phạt trực tiếp và quả đá phạt này sẽ được thực hiện tại điểm ngầm định tại trung tâm vạch giữa sân.

Thả bóng :

Thả bóng là hình thức được sử dụng để bắt đầu lại trận đấu sau thời gian trận đấu tạm thời bị tạm dừng vì bất cứ lý do nào không được đề cập trong Luật, trong khi bóng đang trong cuộc và  ngay trước khi tạm dừng trận đấu bóng chưa qua khỏi đường biên dọc hoặc đường biên ngang.

Thủ tục :

–         Một trong số các trọng tài sẽ thả bóng trên vạch tưởng tượng tại điểm giữa đường giữa sân.

–         Bóng được coi là trong cuộc ngay khi nó chạm vào bề mặt cát của sân.

Những vi phạm/hình thức xử phạt:

Bóng sẽ được thả lại:

–         Nếu như bóng chạm vào một cầu thủ nào đó trước khi chạm vào bề mặt cát của sân.

–         Nếu như bóngra ngoài sân sau khi đã chạm bề mặt cát của sân mà chưa chạm vào bất cứ cầu thủ nào trên sân.

 

Luật 9:

Bóng ngoài cuộc.

Bóng ngoài cuộc khi:

–         Quả bóng hoàn toàn vượt ra ngoài đường biên ngang hoặc đường biên dọc, kể cả trên mặt đất hoặc ở trên không trung;

–         trọng tài cho dừng trận đấu.

Bóng trong cuộc:

Bóng trong cuộc vào tất cả các thời điểm khác, bao gồm cả những thời điểm như sau:

–         Bóng đập vào xà ngang hoặc cột dọc hoặc đập vào cờ góc sân sau đó nẩy lại sân thi đấu;

–         Bóng đập vào một trong số các trọng tài đang làm nhiệm vụ trên sân;

–         Sau khi giao bóng bóng ở trên không trung, với điều kiện là quả giao bóng được thực hiện theo đúng trình tự qui định.

Ghi bàn thắng

Trừ khi có những qui định khác, một bàn thắng đựơc ghi khi toàn bộ quả bóng vựơt qua vạch tưởng tượng giữa hai cột dọc và nằm dưới xà ngang, với điều kiện là cầu thủ đội tấn công không cố tình đẩy, mang hoặc ném bóng bằng bàn tay hoặc cánh tay, bao gồm cả thủ môn, và với điều kiện là đội ghi bàn thắng không vi phạm Luật thi đấu.

Thủ môn:

–         không được trực tiếp ghi bàn thắng bằng cách ném bóng bằng tay; nếu điều này xảy ra, đội đối phương sẽ được quyền phát bóng

–         không được ghi bàn ngay sau khi thả bóng khỏi tay và đá bóng trước khi bóng chạm đất.

–         Có thể trực tiếp ghi bàn bằng cách đặt bóng xuống mặt sân và sau đó đá bóng.

Luật 10: Hình thức ghi bàn

Đội thắng:

Đội ghi được nhiều bàn thắng hơn trong suốt trận đấu sẽ là đội thắng cuộc. Nếu trong trường hợp cả hai đội ghi được số bàn thắng bằng nhau hoặc cả 2 đội không ghi được bàn thắng nào trong suốt trận đấu, sẽ thi đấu hiệp phụ sau khi kết thúc ba hiệp chính.

Nếu sau hai hiệp phụ tỉ số vẫn hoà, trận đấu sẽ đượcphân định bằng loạt đá luân lưu 9 mét được thực hiện từ vạch đá penalty tưởng tượng. Đội ghi được nhiều bàn thắng hơn với số lần đá penalty bằng nhau sẽ là đội thắng cuộc.

Nếu như một trong hai đội chỉ còn lại ít hơn 3 cầu thủ trên sân do các cầu thủ bị truất quyền thi đấu, trọng tài sẽ dừng trận đấu và gửi báo cáo lên  tổ chức) có thẩm quyền liên quan.

 

Luật số 11: Lỗi và phạm lỗi

Các lỗi vi phạm sẽ được

Đá phạt trực tiếp:

Đội đối phương sẽ được hưởng quả đá phạt trực tiếp nếu một cầu thủ vi phạm một trong số các lỗi mà theo nhận định của các trọng tài là hành động có tính bất cẩn, liều lĩnh hoặc dùng lực quá mức

–         đá hoặc cố tình tìm cách đá vào mộtcầu thủ đối phương

–         Cản hoặc cố tình tìm cách cản cầu thủ đối phương bằng cách đẩy nhẹ cầu thủ đó hoặc cố tình hướng về phía trước hoặc phía sau cầu thủ đó;

–         Nhảy vào cầu thủ đối phương ;

–         chèn cầu thủ đối phương, thậm chí là bằng vai;

–         Tấn công hoặc cố tình tìm cách tấn công cầu thủ đối phương;

–         xô đẩy cầu thủ đối phương.

Đội đối phương cũng sẽ được hưởng quả đá phạt trực tiếp trong trường hợp một cầu thủ vi phạm một trong số các lỗi sau:

–         túm kéo một cầu thủ đối phương;

–         nhổ nước bọt vào một cầu thủ đối phương;

–         chơi bóng bằng tay ví dụ như cố tình mang bóng, đẩy bóng hoặc ném bóng bằng bàn tay hoặc  bằng cánh tay (ngoại trừ thủ môn trong khu vực đá penalty của mình);

–         cố tình kẹp giữ bóng bằng các cẳng chân trên nửa sân của đội đối phương để câu giờ;

–         chơi bóng một cách nguy hiểm trên nửa sân của đội đối phương;

–         cố tình cản một cầu thủ đối phương trên nửa sân của đội đối phương;

–         ngăn cản thủ môn thả bóng bằng tay;

–         trong khi cố tình tranh bóng, cầu thủ đó chạm cầu thủ đối phương trước khi chạm bóng.

Đá phạt penalty:

Trọng tài sẽ quyết định cho 1 trong 2 đội hưởng quả đá phạt penalty trong trường hợp một cầu thủ nào đó của 1 trong 2 đội vi phạm một trong số các lỗi trên trong khu vực đá phạt đền của đội mình, không tính đến vị trí của bóng miễn là bóng vẫn đang trong cuộc.

 

Đá phạt trực tiếp từ điểm đá phạt tưởng tượng nằm giữa  sân:

Đội đối phương sẽ được hưởng một quả đá phạt trực tiếp, được thực hiện từ điểm đá phạt tưởng tượng nằm giữa sân nếu:

–         Một đội không phải đang phòng ngự trước sự tấn công của đội đối phương, nhưng lại giữ bóng trong khu vực phạt đền của đội mình lâu quá 5 giây.

–         Thủ môn của một trong hai đội sử dụng tay để nhận một đường chuyền có chủ ý từ phía sau từ một trong số các đồng đội của mình trong hai lần liên tiếp mà không để bóng chạm vào một cầu thủ đối phương nào khác.

–         Thủ môn của một trong hai đội dùng tay thả bóng và đá bóng vào không trung trước khi bóng chạm đất;

–         Thủ môn của một trong hai đội sau khi có bóng trong tay trong khu vực phạt đền của chính đội mình, chơi bóng bằng tay ngoài khu vực penalty và lại quay trở lại khu vực phạt đền để lấy bóng bằng tay;

–         cố tình kẹp giữ bóng bằng chân trên nửa sân của đội đối phương để câu giờ;

–         chơi bóng một cách nguy hiểm trên nửa sân của đội đối phương;

–         cố tình cản một cầu thủ đối phương trên nửa sân của đội đối phương;

–         Bất kỳ sự vi phạm nào khác mà chưa được đề cập đến trong điều 11 dẫn đến việc trận đấu phải tạm dừng để cảnh cáo hoặc truất quyền thi đấu của cầu thủ phạm lỗi.

Kỷ luật :

Các trọng tài của trận đấu sẽ có quyền quyết định các hình thức xử lý kỷ luật đối với các cầu thủ phạm lỗi từ thời điểm họ vào sân thi đấu cho đến thời điểm họ rời sân thi đấu sau khi nổi hồi còi kết thúc trận đấu.

 

Cảnh cáo đối với các cầu thủ chính thức hoặc dự bị :

Một cầu thủ dự bị hoặc chính thức sẽ bị cảnh cáo bằng thẻ vàng nếu cầu thủ này vi phạm một trong số các lỗi sau :

–         có hành vi phi thể thao ;

–         phản ứng trọng tài bằng lời nói hoặc hành động ;

–         liên tiếp vi phạm Luật thi đấu ;

–         làm trì hoãn việc bắt đầu lại trận đấu ;

–         không chấp hành khoảng cách quy định trong khi đội đối phương thực hiện đá phạt, phạt góc, đá phạt trực tiếp, phát bóng, cầu thủ đó không đứng đúng ở vị trí qui định ;

–          ra khỏi sân hoặc quay lại sân mà không có sự cho phép  của trọng tài, hoặc vi phạm các thủ tục thay người ;

–         cố tình rời sân mà không có sự cho phép của trọng tài.

Một cầu thủ dự bị sẽ bị cảnh cáo bằng thẻ vàng nếu cầu thủ này vi phạm bất kỳ lỗi nào dưới đây :

–         có hành vi phi thể thao ;

–         phản ứng trọng tài bằng lời nói hoặc hành động ;

–         làm trì hoãn việc bắt đầu lại trận đấu ;

 

Cầu thủ chính thức hoặc dự  bị sẽ bị truất quyền thi đấu nếu :

Một cầu thủ chính thức hoặc dự bị sẽ phải nhận thẻ đỏ và bị truất quyền thi đấu nếu cầu thủ này phạm một trong số các lỗi sau :

–         phạm lỗi nghiêm trọng

–         có hành vi bạo lực ;

–         ném cát vào bất kỳ ai ;

–         nhổ  nước bọt vào cầu thủ đối phương hoặc vào bất cứ người nào khác ;

–         ngăn cản đội đối phương ghi  bàn thắng hoặc một cơ hội ghi bàn thắng rõ rệt của đội đối phương bằng cách cố tình dùng tay chơi bóng (ngoại trừ thủ môn trong khu vực phạt đền của đội mình) ;

–         ngăn cản cơ hội ghi bàn rõ rệt của cầu  thủ đối phương khi cầu thủ này đang tiến về phía khung thành của đội mình, bằng cách phạm lỗi và bị xử phạt một quả đá phạt trực tiếp hoặc phạt penalty.

–         dùng những ngôn từ hoặc cử chỉ có tính lăng mạ, sỉ nhục ;

–         bị cảnh cáo lần thứ hai trong cùng một trận đấu.

Các quyết định :

1.     Một cầu thủ đã bị đuổi ra khỏi sân sẽ không được quay trở lại sân trong khi trận đấu vẫn đang diễn ra hoặc ngồi trên băng ghế thay người mà phải rời khỏi hẳn khu vực sân thi đấu.

–         Một cầu thủ khác sẽ thay thế người đồng đội bị truất quyền thi đấu của đội mình, sau một khoảng thời gian tiến hành các thủ tục thay người là 2 phút ; cầu thủ này chỉ có thể vào sân khi đã có sự cho phép của trọng tài thứ ba.

2.     Một cú xoạc bóng gây nguy hiểm cho đối phương sẽ bị coi là phạm lỗi nghiêm trọng;

3.     Mọi hành vi giả vờ trên sân thi đấu nhằm lừa dối trọng tài sẽ bị coi là có hành vi phi thể thao.

4.     Cầu thủ ăn mừng bàn thắng bằng cách cởi áo khi vẫn đang ở trên sân thi đấu sẽ  bị cảnh cáo vì  có hành vi phi thể thao

Luật 12 :

Quả đá phạt trực tiếp :

Đá phạt trực tiếp được thực hiện như sau :

–         Các cầu thủ có thể không làm hàng rào, hoặc là không được làm hàng rào chắn bóng đá phạt

–         Cầu thủ bị phạm lỗi sẽ thực hiện đá phạt, trừ khi anh ta bị chấn thương nghiêm trọng, và trong trường hợp đó cầu thủ thay thế anh ta sẽ thực hiện đá phạt.

–         Bóng phải được đặt “chết” tại điểm đá phạt khi cầu thủ chuẩn bị thực hiện đá phạt và người thực hiện đá phạt sẽ không được phép chạm vào bóng lần thứ hai trước khi bóng chạm vào cầu thủ khác.

–         Nếu quả phạt xảy ra ở thời điểm cuối mỗi hiệp đấu hoặc hiệp phụ, sẽ bổ sung thêm thời gian để thực hiện quả đá phạt trực tiếp.

–         Nếu quả đá phạt trực tiếp đi thẳng vào khung thành của đội được phạt, thì đội đối phương sẽ được hưởng một quả phạt góc.

–         Nếu quả đá phạt trực tiếp đi thẳng vào cầu  môn của đội bị phạt, bàn thắng được công nhận.

Vị trí đá phạt trực tiếp

Đá phạt trực tiếp từ sân của đội phạm lỗi

Nếu quả đá phạt trực tiếp được thực hiện trên nửa sân của đội phạm lỗi, tất cả các cầu thủ, ngoại trừ cầu thủ thực hiện đá phạt và thủ môn của đội đối phương, phải :

–         có mặt trên sân thi đấu ;

–         cách bóng ít nhất là 5m cho tới khi bóng vào cuộc;

–         phía sau hoặc ngang với bóng.

Đá phạt trực tiếp từ nửa sân của đội được phạt hoặc từ giữa sân.

Nếu quả đá phạt trực tiếp được  thực hiện trên nửa sân của đội được phạt, tất cả các cầu thủ, ngoại trừ cầu thủ thực hiện đá phạt và thủ môn của đội đối phương, phải:

–         Có mặt trên sân thi đấu;

–         Cách bóng ít nhất là 5m cho tới khi bóng vào cuộc, không được ở trong khoảng trống tưởng tượng giữa bóng và khung thành của đội đối phương, không kể thủ môn của đội đối phương đứng trong khu vực phạt đền của đội mình.

Các trình tự:

–         Cầu thủ thực hiện đá phạt  có thể dùng chân tạo một mô cát nhỏ để nâng cao vị trí của trái bóng

–         Quả đá phạt trực tiếp phải được thực hiện trong khoảng 5 giây tính từ lúc trọng tài thổi còi ra hiệu cho đá phạt.

–         Người thực hiện đá phạt sẽ không được chạm lại bóng cho tới khi bóng chạm vào cầu thủ khác.

–         Bóng chỉ thực sự trong cuộc sau khi bóng đá được đá hoặc khi cầu thủ thực hiện đá phạt chạm vào.

–         Bóng có thể được đá theo bất cứ hướng nào và chuyền cho bất cứ  người đồng đội nào, bao gồm cả thủ môn.

–         Nếu như bóng được đá về hướng khung thành của đội đối phương – trong phạm vi khu vực giữa bóng và khung thành đối phương – chỉ có thủ môn đội phòng ngự có thể chạm bóng trong khi bóng đang ở trong không trung. По-запалените привърженици на развлекателните игри може би познават бранда от дейността му в сферата на казино игрите. Именно това бе стартъпа, даден преди 25 години. За този продължителен период Ефбет обходи почти всички български градове, като осигури множество спортни барове и наземни казина на обикновения фен. Повече информация за него, можете да прочетете в ревюто ни за бонуси от Ефбет , където подробно сме разгледали темата. Офертата, за която ще ви разкажем, се дава на лоялните Efbet клиенти. Trong tất cả các trường hợp khác, nếu như bóng ra ngoài khu vực này hoặc đã chạm mặt đất, sẽ không áp dụng giới hạn nào nữa và khi đó bất cứ cầu thủ nào cũng có thể chạm bóng hoặc chơi bóng.

Các vi phạm/xử phạt:

Nếu một trong số các cầu thủ đội tấn công vi phạm Luật 12 :

–         Đội đối phương sẽ được hưởng một quả đá phạt trực tiếp, và quả đá phạt này sẽ được thực hiện từ vị trí cầu thủ đó phạm lỗi.

Nếu một cầu số các cầu thủ của đội phòng ngự vi phạm luật 12 :

–         Sẽ không thực hiện lại quả đá phạt trực tiếp nếu một bàn thắng đựơc ghi.

–         Nếu bàn thắng không được ghi, đội đối phương sẽ được hưởng một quả đá phạt trực tiếp và quả đá phạt này sẽ được thực hiện tại vị trí cầu thủ phạm lỗi, ngoại trừ trường hợp lỗi xảy ra trong khu vực phạt đền của cầu thủ phạm lỗi, trong trường hợp này đội đối phương sẽ được hưởng một quả penalty.

Luật 13: Quả đá phạt đền (Penalty)

Quả đá phạt đền (Penalty)

Đội bóng phạm 1 trong các lỗi phạt trực tiếp khi bóng đang trong cuộc và điểm phạm lỗi nằm trong khu vực phạt đền của đội mình sẽ bị phạt 1 quả phạt đền ( trong trường hợp trọng tài không yêu cầu điểm đá phạt tại giữa sân).

Bàn thắng có thể được ghi trực tiếp từ quả đá phạt đền.

Nếu quả đá phạt đền diễn ra vào cuối mỗi hiệp đấu hoặc cuối hiệp phụ, thời gian sẽ được kéo dài thêm để thực hiện xong quả phạt đền.

Vị trí của bóng và cầu thủ:

Vị trí bóng:

·        Bóng được đặt tại điểm đá phạt đền ngầm định tại giữa đường giới hạn ngầm định của khu vực phạt đền, khoảng cách tới điểm trung tâm cầu môn là 9m.

Cầu thủ thực hiện quả đá phạt đền:

·        Phải được nhận diện hợp lệ

·        Được quy định là người vừa bị phạm lỗi nếu cầu thủ này không gặp chấn thương nghiêm trọng. Trong trường hợp cầu thủ này gặp chấn thương nghiêm trọng, cầu thủ vào thay thế anh ta sẽ đá thay.

Thủ môn đội bị phạt:

·        Phải đứng trên vạch cầu môn, hướng mặt về phía cầu thủ sút phạt và giữa 2 cột dọc khung thành đến khi đối phương sút bóng. Thủ môn có thể di chuyển ngang.

Các cầu thủ khác ( không thực hiện đá phạt đền):

·        Phải ở trong khu vực sân thi đấu.

·        Đứng ngoài khu vực phạt đền.

·        Đứng sau hoặc ngang với vị trí đặt bóng.

·        Đứng cách xa bóng ít nhất 5m.

Trọng tài:

·        Không được ra hiệu thực hiện đá phạt đền cho đến khi tất cả các cầu thủ đã đứng đúng vị trí quy định tại Luật 13.

·        Đưa ra quyết định khi quả phạt đền đã được hoàn thành.

Trọng tài thứ 2:

·        Bảo đảm việc thủ môn  tuân thủ các điều khoản trong Luật 13

·        Đưa ra quyết định bóng có đi vào trong khung thành hay không.

Trình tự thực hiện phạt đền:

·        Cầu thủ thực hiện quả đá phạt đền sút bóng về phía trước.

·        Cầu thủ này không được chạm bóng lần thứ 2 cho đến khi 1 cầu thủ khác chạm bóng.

·        Bóng vào cuộc khi được đá và di chuyển về phía trước.

Khi quả đá phạt đền được thực hiện trong thời gian thi đấu chính thức hoặc thời gian bù giờ của mỗi hiệp hoặc vào cuối hiệp phụ, bàn thắng được công nhận nếu, trước khi vượt qua vạch cầu môn phía trong 2 cột dọc và phía dưới xà ngang:

·        Bóng chạm cột dọc, và/hoặc xà ngang, và/ hoặc thủ môn.

 

Vi phạm/ Xử phạt:

Nếu trọng tài ra hiệu thực hiện quả phạt đền và 1 trong các tình huống sau xảy ra trước khi bóng vào cuộc:

Cầu thủ đá phạt đền vi phạm Luật:

·        Trọng tài sẽ để cho quả phạt đền được tiếp tục thực hiện.

·        Nếu bóng đi vào trong khung thành, quả phạt đền sẽ phải thực hiện lại.

·        Nếu bóng không đi vào trong khung thành, trọng tài sẽ cho dừng trận đấu và bắt đầu lại trận đấu bằng cách cho đội đối phương hưởng 1 quả phạt trực tiếp, bóng được đặt tại điểm xảy ra vi phạm.

Thủ môn vi phạm Luật:

·        Trọng tài sẽ để cho quả phạt đền được tiếp tục thực hiện.

·        Nếu bóng đi vào trong khung thành, bàn thắng được công nhận.

·        Nếu bóng không đi vào trong khung thành, quả phạt đền sẽ được thực hiện lại.

Đồng đội của cầu thủ đá phạt đền vi phạm Luật:

·        Trọng tài sẽ : để cho quả phạt đền được tiếp tục thực hiện.

·        Nếu bóng đi vào trong khung thành, quả phạt đền sẽ phải thực hiện lại.

·        Nếu bóng không đi vào trong khung thành, trọng tài sẽ cho dừng trận đấu và bắt đầu lại trận đấu bằng cách cho đội đối phương hưởng 1 quả phạt trực tiếp, bóng được đặt tại điểm xảy ra vi phạm.

·        Đồng đội của thủ môn vi phạm Luật:

·        Trọng tài sẽ để cho quả phạt đền được tiếp tục thực hiện.

·        Nếu bóng đi vào trong khung thành, bàn thắng được công nhận.

·        Nếu bóng không đi vào trong khung thành, quả phạt đền sẽ được thực hiện lại.

Nếu cả đội được hưởng quả phạt đền và đội chịu quả phạt đền đều có cầu thủ vi phạm luật:

·        Quả phạt đền sẽ được thực hiện lại.

Nếu cầu thủ thực hiện quả đá phạt đền không phải là cầu thủ được quy định theo đúng như các quy định của Luật:

·        Đội đối phương sẽ được hưởng 1 quả phạt trực tiếp tại điểm xảy ra vi phạm.

Nếu sau khi quả đá phạt đền được thực hiện:

Cầu thủ đá phạt đền chạm bóng lần thứ 2 liên tiếp trước khi bóng chạm 1 cầu thủ khác,

·        Đội đối phương sẽ được hưởng 1 quả phạt trực tiếp, điểm đặt bóng là điểm ngầm định nằm tại trung tâm đường giữa sân.

Nếu bóng chạm vật cản sau khi di chuyển về phía trước:

·        Quả phạt đền sẽ được thực hiện lại.

Nếu bóng bật ra sau khi chạm thủ môn, xà ngang hay cột dọc, sau đó chạm vật cản:

·        Trọng tài sẽ cho dừng trận đấu

·        Trận đấu sẽ được bắt đầu lại bằng cách thả bóng theo các điều khoản về việc bắt đầu lại trận đấu nêu trong Luật 8 ( thả bóng)

Trong khi đá phạt đền nếu bóng bị nổ hoặc biến dạng trước khi chạm xà ngang, cột dọc hoặc thủ môn:

·        Quả phạt đền sẽ được thực hiện lại với 1 quả bóng mới

Trong khi đá phạt đền nếu bóng bị nổ hoặc biến dạng sau khi chạm xà ngang, cột dọc hoặc thủ môn:

·        Nếu bóng trực tiếp đi vào trong khung thành, bàn thắng được công nhận

·        Nếu bóng không trực tiếp đi vào trong khung thành, trọng tài sẽ cho dừng trận đấu và bắt đầu lại bằng cách thả bóng theo các điều khoản được quy định trong Luật 8

Luật 14: Đá biên, ném biên:

Đá biên hoặc ném biên là 1 phương pháp để bắt đầu lại trận đấu.

Bất cứ cầu thủ nào gồm thủ môn, được quyền thực hiện đá biên, ném biên.

Không thể trực tiếp ghi bàn thắng từ quả đá biên, ném biên.

Nếu bóng từ quả đá biên hoặc ném biên đi thẳng vào khung thành và bóng vượt qua vạch cầu môn ngầm định mà không chạm bất cứ cầu thủ nào:

·        Đội đối phương được hưởng 1 quả đá phạt góc nếu bóng trực tiếp đi vào trong khung thành đội nhà.

·        Đội đối phương được hưởng 1 quả phát bóng nếu bóng trực tiếp đi vào trong khung thành đội đối phương.

Quả đá biên hoặc ném biên được thực hiện :

·        Khi toàn bộ bóng vượt qua đường biên dọc, tính cả trên mặt đất hoặc trên không.

·        Tại điểm bóng vượt qua đường biên dọc.

·        Bởi đội đối phương của cầu thủ chạm bóng cuối cùng.

Vị trí bóng và cầu thủ:

Có hai loại là đá biên và ném biên.

Đá biên:

Các cầu thủ của đội phòng ngự phải đứng cách xa điểm đá biên ít nhất 5m

Trình tự thực hiện:

Bóng:

·        Phải nằm trên đường biên dọc tại điểm bóng đi  ra ngoài đường biên.

·        Bóng được đá trở lại sân theo bất kỳ hướng nào.

·        Bóng được coi là trong cuộc ngay sau khi được người thực hiện đá hoặc chạm bóng.

Cầu thủ thực hiện đá biên:

·        Phải đặt 1 chân trên phần đất phía ngoài sân thi đấu khi thực hiện đá biên.

·        Phải thực hiện đá biên trong vòng 5 giây kiểm soát bóng.

·        Không được chạm bóng lần thứ 2 liên tiếp đến khi 1 cầu thủ khác chạm bóng.

·        Không được đá biên sau khi cầm bóng bằng tay để thực hiện quả ném biên.

Ném biên:

Các cầu thủ của đội phòng ngự phải đứng cách xa điểm ném biên ít nhất 5m

Trình tự thực hiện:

Cầu thủ thực hiện quả ném biên:

·        Đứng quay mặt vào trong sân

·        Hai bàn chân nằm trên hoặc ngoài đường biên dọc; sử dụng cả 2 tay.

·        Ném bóng từ phía sau và phía trên đầu.

·        Phải thực hiện quả ném biên trong vòng 5 giây cầm bóng.

·        Không được chạm bóng lần thứ 2 liên tiếp đến khi 1 cầu thủ khác chạm bóng.

·        Không được ném biên nếu đang giữ bóng bằng chân để thực hiện quả đá biên.

Vi phạm/ Xử phạt:

Đội đối phương sẽ được hưởng một quả phạt trực tiếp nếu:

·         Cầu thủ thực hiện quả đá biên hoặc ném biên chạm bóng lần thứ hai trước khi bóng chạm một cầu thủ khác. Quả phạt trực tiếp được thực hiện tại điểm ngầm định nằm tại trung tâm đường giữa sân.

Đội đối phương sẽ được thực hiện lại quả đá biên hoặc ném biên nếu:

·        Đá biên, ném biên sai động tác.

·        Điểm thực hiện quả đá biên, ném biên không đúng với điểm bóng đi ra ngoài đường biên.

·        Quả đá biên, ném biên không được thực hiện trong vòng 5 giây kiểm soát bóng.

·        Các vi phạm Luật 14 khác.

Luật 15: Phát bóng

Phát bóng bằng tay là một cách để bắt đầu lại trận đấu

Bàn thắng không được ghi trực tiếp từ quả phát bóng bằng tay. Nếu bóng trực tiếp đi vào trong khung thành của đội đối phương, trận đấu sẽ được bắt đầu lại bằng một quả phát bóng bằng tay dành cho đội đối phương.

Quả phát bóng bằng tay được hưởng khi:

·        Toàn bộ quả bóng sau khi chạm một cầu thủ của đội tấn công, vượt qua đường biên ngang, lăn trên sân hoặc trên không và không có bàn thắng được ghi.

Trình tự thực hiện:

·        Thủ môn của đội phòng ngự có thể ném bóng từ bất kì vị trí nào trong khu vực phạt đền.

·        Thủ môn không được nhận bóng lần thứ hai từ đồng đội cho đến khi bóng chạm cầu thủ đối phương (theo những quy định của Luật 16)

·        Bóng trong cuộc ngay sau khi rời khỏi tay thủ môn.

·        Thủ môn phải ném bóng trong vòng 5 giây giữ bóng.

Vi phạm/ Xử phạt:

Đội đối phương được hưởng một quả đá phạt trực tiếp, điểm đặt bóng tại điểm ngầm định chính giữa sân thi đấu, nếu:

·        Thủ môn giữ bóng hơn 5 giây khi thực hiện quả phát bóng.

·        Thủ môn dùng chân để thực hiện quả phát bóng.

·        Thủ môn chạm bóng hai lần liên tiếp trước khi bóng chạm cầu thủ khác.

Nếu từ quả phát bóng, bóng trực tiếp đi vào trong khung thành đối phương, trận đấu sẽ được bắt đầu lại bằng một quả phát bóng dành cho đội đối phương.

Nếu bóng chạm bất cứ cầu thủ nào trước khi đi vào trong khung thành, bàn thắng được công nhận.

Nếu thủ môn ném bóng vào lưới nhà khi thực hiện quả phát bóng bằng tay, đội đối phương sẽ được hưởng một quả phạt góc.

Luật 16: Chuyền về 2 lần liên tiếp cho thủ môn:

Chuyền về hai lần liên tiếp cho thủ môn:

Thủ môn không được phép cố tình chạm bóng bằng bàn tay hoặc cánh tay khi đồng đội chuyền bóng về lần thứ hai liên tiếp, bao gồm cả việc đánh đầu, đá biên hoặc ném biên nếu bóng không chạm cầu thủ đối phương.

Nếu bóng được cầu thủ đồng đội chuyền về cho thủ môn, một trọng tài phải ra hiệu lần chuyền về đầu tiên này bằng cách giơ thẳng tay lên đầu.

Vi phạm/ Xử phạt:

Đội đối phương được hưởng một quả phạt trực tiếp, điểm đặt bóng tại điểm ngầm định nằm tại trung tâm đường giữa sân, nếu:

·        Thủ môn nhận bóng lần thứ hai từ đường chuyền về của đồng đội bằng bàn tay hoặc cánh tay sau khi bóng đã trong cuộc và không chạm cầu thủ đối phương.

·        Các vi phạm Luật 16 khác.

 

Luật 17: Quả đá phạt góc:

Quả đá phạt góc:

Quả đá phạt góc là một cách để bắt đầu lại trận đấu.

Bàn thắng có thể được ghi trực tiếp từ quả đá phạt góc nhưng chỉ tính khi vào lưới đối phương.

Quả phạt góc được hưởng khi:

·        Toàn bộ bóng sau khi chạm cầu thủ phòng ngự, đi qua đường biên ngang kể cả trên mặt đất hoặc trên không, và bàn thắng không được ghi theo luật 10.

Trình tự thực hiện:

·        Bóng đặt trong khu vực hình vòng cung ngầm định có bán kính 1 m với tâm là chân cột cờ góc tại điểm phạt góc ở phía bóng ra ngoài đường biên ngang.

·        Cầu thủ thực hiện đá phạt góc có thể dùng chân hoặc bóng để tạo một mô : cát nhỏ làm vị trí đặt bóng

·        Cầu thủ đối phương phải đứng cách xa bóng ít nhất 5m cho đến khi bóng vào cuộc.

·        Cầu thủ của đội tấn công là người đá phạt góc.

·        Bóng trong cuộc sau khi được đá hoặc chạm.

·        Cầu thủ đá phạt góc không được chạm bóng hai lần liên tiếp cho đến khi một cầu thủ khác chạm bóng.

·        Quả đá phạt góc phải được thực hiện trong vòng 5 giây tính từ khi một cầu thủ kiểm soát bóng.

Vi phạm/ Xử phạt:

Đội đối phương được hưởng một quả đá phạt trực tiếp, vị trí đặt bóng là điểm ngầm định ở trung tâm của đường giữa sân, nếu:

·        Cầu thủ thực hiện đá phạt góc chạm lại bóng lần thứ hai trước khi một cầu thủ khác chạm bóng.

Thủ môn đối phương sẽ phát bóng để bắt đầu lại trận đấu nếu:

·        Cầu thủ thực hiện đá phạt góc lâu hơn 5 giây.

Nếu cầu thủ đá phạt góc trực tiếp đá phản lưới nhà từ quả đá phạt góc, đội đối phương sẽ được hưởng một quả đá phạt góc.

Nếu bóng trực tiếp đi vào trong khung thành đối phương từ quả đá phạt góc, bàn thắng được công nhận.

Đối với bất kì vi phạm nào khác đối với luật thi đấu:

·        Quả phạt góc được thực hiện lại.

 

Luật 18:Các trình tự để quyết định đội thắng cuộc

Các trình tự để quyết định đội thắng cuộc:

Hiệp phụ và thi đá luân lưu từ điểm đá phạt đền ngầm định là các phương pháp để quyết định đội thắng cuộc trong trường hợp tỉ số hoà sau thời gian thi đấu chính thức.

Hiệp phụ:

Thi đấu hiệp phụ kéo dài ba phút theo Luật 7 và 8.

Thi đá luân lưu từ điểm đá phạt đền ngầm định:

Nếu tỉ số hoà sau hiệp phụ, đội thắng cuộc sẽ được quyết định bằng loạt đá luân lưu từ điểm đá phạt đền ngầm định theo Luật 7.

Trình tự thực hiện:

·        Trọng tài chọn khung thành để thực hiện đá luân lưu

·        Trọng tài tung đồng xu và đội trưởng của đội thắng trong việc tung đồng xu sẽ được quyền chọn đá trước hay đá sau.

·        Trọng tài chính, trọng tài thứ 2 và trọng tài bấm giờ ghi lại kết quả đá luân lưu.

·        Hai đội lần lượt thực hiện các loạt đá penalty.

·        Trong cùng số lần thực hiện đá luân lưu, đội nào ghi nhiều hơn đội còn lại một bàn thắng sẽ là đội thắng cuộc.

·        Tất cả các cầu thủ chính thức và cầu thủ dự bị bao gồm cả thủ môn được quyền thực hiện đá luân lưu.

·        Mỗi quả đá luân lưu phải được thực hiện bởi một cầu thủ khác nhau và tất cả các cầu thủ hợp lệ phải thực hiện đá luân lưu trước khi một cầu thủ thực hiện lần thứ hai.

·        Chỉ những cầu thủ hợp lệ và các trọng tài được quyền ở trong khu vực sân thi đấu khi loạt đá luân lưu đang được thực hiện.

·        Tất cả các cầu thủ hợp lệ phải ở nửa sân đối diện cùng với trọng tài thứ ba, ngoại trừ cầu thủ đá penalty và hai thủ môn.

·        Một cầu thủ hợp lệ có thể đổi vị trí cho thủ môn tại bất kỳ thời điểm nào khi loạt đá luân lưu đang được thực hiện.

·        Trọng tài đứng trên đường biên ngang phía bên trái khung thành và phía đối diện với trọng tài thứ 2, trọng tài phải đảm bảo rằng thủ môn của đội phòng ngự không phạm lỗi và quyết định bóng đã đi vào trong khung thành hay chưa.

·        Trọng tài thứ hai đứng ngang hàng với điểm đá phạt đền ngầm định và phía bên trái của cầu thủ thực hiện đá phạt, đảm bảo rằng cầu thủ đá phạt không phạm lỗi và ra ký hiệu đề thực hiện đá luận lưu; trọng tài thứ 2 cũng phải giám sát vị trí của thủ môn còn lại, thủ môn này phải đứng tại đường giới hạn ngầm định của khu vực phạt đền và phía đối diện với trọng tài thứ 2, khoảng cách từ thủ môn này đến bóng ít nhất là 5m và trọng tài phải đảm bảo rằng cầu thủ này không có hành động phi thể thao.

·        Khi một đội bóng kết thúc trận đấu với số lượng cầu thủ chính thức và dự bị nhiều hơn đội đối phương, đội này phải giảm số lượng cầu thủ để cân bằng với đội đối phương và thông báo cho trọng tài tên và số áo của cầu thủ bị loại ra. Đội trưởng đội bóng có trách nhiệm bảo đảm việc thực hiện điều này.

·        Trước khi bắt đầu loạt đá luân lưu, trọng tài phải bảo đảm số lượng cầu thủ ở trên nửa sân đối diện của hai đội là như nhau; những cầu thủ này sẽ thực hiện loạt đá luân lưu.

HƯỚNG DẪN BỔ SUNG ĐỐI VỚI TRỌNG TÀI, TRỌNG TÀI THỨ 2, TRỌNG TÀI THỨ 3 VÀ TRỌNG TÀI BẤM GIỜ

Hướng dẫn bổ sung đối với trọng tài , trọng tài thứ 2, trọng tài thứ 3 và trọng tài bấm giờ nhằm mục đích bảo đảm việc áp dụng đúng, chính xác luật bóng đá bãi biển.

Bóng đá bãi biển là một môn thể thao thi đấu, sự va chạm giữa các cầu thủ với nhau là điều bình thường và là một phần được thừa nhận trong môn thể thao này. Tuy nhiên, cầu thủ phải tuân thủ luật bóng đá bãi biển và các nguyên tắc Fair play.

Phạm lỗi nghiêm trọng và hành vi bạo lực là 2 lỗi vi phạm không thể  chấp nhận được và phải bị truất quyền thi đấu theo như quy định trong Luật 11.

Phạm lỗi nghiêm trọng:

Một cầu thủ phạm lỗi nghiêm trọng nếu cầu thủ này dùng lực quá mức cho phép hoặc hành động hung ác nhằm vào đối phương khi tranh cướp bóng.

Bất cứ cầu thủ nào lao người về phía đối phương khi tranh cướp bóng từ  phía trước, phía sau hay bên cạnh, sử dụng 1 hoặc 2 chân và lực quá mức cho phép, gây nguy hiểm cho đối phương sẽ bị coi là phạm lỗi nghiêm trọng.

Hành vi thô bạo:

Hành vi thô bạo có thể xảy ra trong hoặc ngoài sân thi đấu, không kể bóng trong hay ngoài cuộc. Một cầu thủ có hành vi thô bạo khi dùng lực quá mức cho phép hoặc hành động hung ác nhằm vào đối phương khi cả 2 cầu thủ naỳ đều không tranh cướp bóng.

Cầu thủ cũng bị coi là có hành vi thô bạo nếu dùng lực quá mức cho phép hoặc hành động hung ác nhằm vào đồng đội hoặc bất cứ người nào khác.

Phạm lỗi đối với thủ môn:

Trọng tài cần lưu ý:

–      Cầu thủ bị coi là phạm lỗi với thủ môn khi  ngăn cản thủ môn đối phương ném bóng, phát bóng hoặc nhả bóng.

–      Cầu thủ phải bị phạt do chơi bóng nguy hiểm nếu cầu thủ này dùng chân hoặc có ý định dùng chân để tranh bóng khi thủ môn đối phương đang ném, phát bóng hoặc nhả bóng.

–      Đây là lỗi vi phạm khi ngăn cản sự di chuyển của thủ môn bằng hành động phi thể thao khi quả phạt góc đang được thực hiện.

Che chắn bóng:

Một cầu thủ không phạm lỗi khi kiểm soát bóng trong phạm vi thi đấu bằng cách dùng cơ thể để che bóng và không giang tay ra. Tuy nhiên, nếu cầu thủ ngăn cản đối phương lấy bóng  bằng cách sử dụng bàn tay, cánh tay, chân hoặc cơ thể và có hành động phi thể thao, lỗi vi phạm này sẽ bị phạt 1 quả phạt trực tiếp hoặc phạt đền nếu vi phạm xảy ra trong khu vực phạt đền.

Đá cắt kéo:

Đá cắt kéo được cho phép, với điều kiện không va chạm mạnh với cầu thủ đối phương.

Nếu một cầu thủ ngăn cản cầu thủ đối phương thực hiện quả đá cắt kéo, cầu thủ này sẽ bị phạt 1 quả phạt trực tiếp từ điểm xảy ra vi phạm. Nếu cầu thủ ngăn cản quả đá cắt kéo bị va chạm mạnh, cầu thủ này vẫn bị coi là phạm lỗi.

Cố tình dùng tay chơi bóng:

Trọng tài cần lưu ý rằng lỗi cố tình dùng tay chơi bóng có thể bị phạt trực tiếp hoặc phạt đền nếu vi phạm xảy ra trong khu vực phạt đền. Trong những trường hợp thông thường, không nên cảnh cáo hoặc truất quyền thi đấu đối với cầu thủ phạm lỗi cố tình dùng tay chơi bóng.

Ngăn cản cơ hội ghi bàn rõ rệt:

Một cầu thủ sẽ bị truất quyền thi đấu nếu cầu thủ này cố tình dùng tay nhằm ngăn cản cơ hội ghi bàn rõ rệt của đối phương. Đây không phải là việc xử phạt lỗi cố tình dùng tay chơi bóng mà là xử phạt đối với lỗi  ngăn cản bàn thắng được ghi (hành vi phi thể thao và không thể chấp nhận được)

Cảnh cáo lỗi cố tình dùng tay chơi bóng ( hành vi phi thể thao):

Trong một số trường hợp cầu thủ phạm lỗi cố tình dùng tay chơi bóng ngoài việc bị phạt quả phạt trực tiếp còn bị cảnh cáo vì hành vi phi thể thao. Ví dụ:

–      Khi cầu thủ cố tình chạm bóng bằng tay để ngăn không cho đối phương nhận bóng.

–      Khi cầu thủ cố tình dùng tay chơi bóng để ghi bàn thắng.

–      Giả vờ chơi bóng bằng 1 phần của cơ thể nhằm đánh lừa trọng tài trong khi thực tế cầu thủ dùng tay chơi bóng.

–      Thủ môn cố gắng dùng tay ngăn cản bàn thắng hoặc cơ hội ghi bàn  khi không ở trong khu vực phạt đền và nỗ lực ngăn cản không thành công.

Túm kéo cầu thủ đối phương:

Các trọng tài thường bị phê bình vì không đủ khả năng nhận định chính xác và xử phạt lỗi túm kéo đối phương.

Sự không đủ khả năng đánh giá hành động kéo áo hoặc tay của đối phương có thể gây ra tranh cãi, vì vậy trọng tài được khuyến cáo can thiệp ngay lập tức và cương quyết trong những tình huống này, dựa trên những quy định trong luật 11.

Nói chung lỗi túm kéo đối phương có thể xử phạt trực tiếp hoặc phạt đền. Tuy nhiên , những hình thức xử phạt bổ sung khác nên được áp dụng trong những trường hợp sau:

–      Câù thủ sẽ bị cảnh cáo do lỗi túm kéo đối phương nhằm ngăn cản đối phương có bóng hoặc có vị trí thuận lợi.

–      Cầu thủ sẽ bị truất quyền thi đấu nếu túm kéo nhằm ngăn cản cơ hội ghi bàn rõ rệt của đối phương.

Quả phạt trực tiếp:

Trọng tài cần lưu ý rằng cầu thủ phải bị cảnh cáo nếu không tuân theo quy định về khoảng cách khi đá phạt.

Quả đá phạt đền:

Các cầu thủ bị coi là vi phạm luật nếu đứng không đúng khoảng cách tối thiểu 5 m từ điểm đặt bóng trước khi quả đá phạt đền được thực hiện.

Thủ môn vi phạm Luật nếu di chuyển khỏi vạch cầu môn trước khi cầu thủ thực hiện phạt đền sút bóng.

Trọng tài phải đảm bảo đưa ra những biện pháp xử lý thích hợp nếu cầu thủ vi phạm Luật.

Lỗi của thủ môn:

Không đề cập

Cầu thủ phạm lỗi nhiều lần:

Trọng tài luôn luôn phải nhắc nhở cầu thủ nhiều lần vi phạm Luật bóng đá bãi biển. Lưu ý rằng thậm chí nếu cầu thủ phạm những lỗi khác nhau, cầu thủ đó vẫn phải bị cảnh cáo vì phạm lỗi nhiều lần.

Hành vi đối với trọng tài:

Đội trưởng của 2 đội bóng không được hưởng lợi thế hay đối đãi đặc biệt nào theo như Luật bóng đá bãi biển quy định, nhưng những cầu thủ này có 1 phần trách nhiệm đối với những hành vi của đội mình.

Cầu thủ nào có hành vi phản đối quyết định của trọng tài phải bị cảnh cáo. Cầu thủ nào tấn công trọng tài hoặc có những cử chỉ, lời nói thô tục sẽ bị truất quyền thi đấu.

Giả vờ (ăn vạ):

Cầu thủ nào cố tình đánh lừa trọng tài bằng việc giả vờ bị chấn thương hoặc bị phạm lỗi  sẽ bị coi là phạm lỗi ăn vạ và bị phạt do có hành vi phi thể thao. Nếu trận đấu phải tạm dừng do lỗi ăn vạ, trận đấu sẽ được bắt đầu lại bằng 1 quả phạt trực tiếp từ điểm ngầm định nằm tại trung tâm đường giữa sân.

Kéo dài thời gian đưa bóng vào cuộc:

Trọng tài phải cảnh cáo cầu thủ kéo dài thời gian đưa bóng vào cuộc bằng cách xử dụng các tiểu xảo sau:

–         Đặt bóng sai vị trí khi thực hiện đá phạt với ý định buộc trọng tài phải cho thực hiện lại quả đá phạt.

–         Đá bóng ra xa hoặc cầm bóng đi ra xa sau khi trọng tài đã cho dừng trận đấu.

–         Cố tình gây tranh chấp bằng việc ngăn cản bóng sau khi trọng tài đã cho dừng trận đấu.

ăn mừng bàn thắng:

Mặc dù cầu thủ được quyền thể hiện niềm vui khi  ghi bàn thắng nhưng hành động ăn mừng phải có chừng mực nhất định. Trong thông tư số 579 của FIFA, FIFA cho phép việc ăn mừng bàn thắng vói sự thể hiện hợp lý. Tuy nhiên, thói quen ăn mừng bàn thắng theo kiểu đóng kịch nên được ngăn chặn nếu việc này tốn thời gian, trong trường hợp này trọng tài nên can thiệp.

Cầu thủ sẽ bị cảnh cáo nếu :

–         Có cử chỉ khiêu khích, nhạo báng hoặc kích động quá mức.

–         Rời sân thi đấu và vào khu vực có cổ động viên tụ tập để ăn mừng bàn thắng.

–         Cởi áo hoặc dùng áo che đầu.

–         Đeo mặt nạ trùm đầu hoặc mặt hoặc đeo vật dụng tương tự.

Rời sân thi đấu để ăn mừng bàn thắng không phải là một lỗi bị xử phạt nhưng cầu thủ phải ngay lập tức trở lại sân.

Mục đích của quy định này là để trọng tài đóng vai trò ngăn chặn và có những biện pháp xử lý đối với những tình huống ăn mừng bàn thắng.

Uống nước:

Cầu thủ có quyền uống nước trong thời gian trận đấu gián đoạn nhưng chỉ được ở sát đường biên. Việc ném chai nước hoặc các vật dụng đựng nước khác vào sân bị cấm.

Trang bị thi đấu cơ bản:

Thủ môn:

–         Trang phục của thủ môn phải có màu khác biệt với các cầu thủ khác và trọng tài.

–         Nếu 2 thủ môn có áo cùng màu hoặc không còn màu áo nào khác để thay đổi, trọng tài sẽ cho phép bắt đầu trận đấu.

  Các trang thiết bị khác:

–         Cầu thủ không được mang bất kỳ trang thiết bị nào gây nguy hiểm cho bản thân và cho các cầu thủ khác.

–         Các thiết bị bảo vệ hiện đại như mũ che đầu, mặt nạ, bọc ống quyển hoặc bọc cánh tay làm bằng chất liệu mềm, nhẹ không bị coi là nguy hiểm và được cho phép.

–         Các công nghệ mới bảo đảm độ an toàn của kính thể thao đối với bản thân cầu thủ đeo kính và các cầu thủ khác. Vì vậy trọng tài nên cho phép việc sử dụng các loại kính này.

An toàn:

Cầu thủ không được phép sử dụng bất kỳ thiết bị nào gây nguy hiểm cho bản thân và cho các cầu thủ khác ( bao gồm các loại trang sức)

Trang sức:

Tất cả các loại trang sức đều có thể gây nguy hiểm. Cầu thủ không được phép sử dụng băng dính để bọc các loại trang sức. Nhẫn và khuyên tai cũng như các vật dụng bằng da hoặc cao su đều không cần thiết và có thể gây nguy hiểm. Từ : “nguy hiểm” nhiều khi không rõ ràng và gây tranh cãi, tuy nhiên nói chung thì các cầu thủ chính thức, dự bị và trọng tài không được phép mang bất cứ loại trang sức nào. Bọc trang sức bằng băng dính không đủ an toàn. Để tránh các vấn đề vào phút chót, các quan chức đội bóng phải thông báo cho cầu thủ đội mình về quy định cấm trên.

Thủ tục đối với cầu thủ bị chấn thương:

Trọng tài cần tuân theo những hướng dẫn sau trong trường hợp có cầu thủ bị chấn thương:

–         Nếu theo nhận định của trọng tài, chấn thương của cầu thủ là không nghiêm trọng, trọng tài sẽ cho phép tiếp tục trận đấu đến khi bóng ngoài cuộc.

–         Dừng trận đấu nếu các trọng tài cho rằng cầu thủ chấn thương nghiêm trọng.

–         Nếu trọng tài cho rằng cầu thủ giả vờ bị chấn thương để tránh phải thực hiện quả phạt trực tiếp hoặc phạt đền, cầu thủ này sẽ bị cảnh cáo. Nếu trận đấu chưa được bắt đầu lại, trọng tài sẽ yêu cầu cầu thủ thực hiện quả đá phạt, nếu trận đấu đã được bắt đầu lại, trọng tài sẽ ghi lại trường hợp đó trong báo cáo.

–         Sau khi hỏi ý kiến cầu thủ bị chấn thương, trọng tài sẽ cho phép 1 hoặc 2 nhân viên y tế vào sân kiểm tra tình trạng chấn thương và bảo đảm cầu thủ chấn thương rời sân an toàn và nhanh chóng.

–         Nếu cần thiết, nhân viên khiêng cáng sẽ vào sân cùng lúc với bác sĩ để khiêng cầu thủ ra khỏi sân.

–         Trọng tài phải bảo đảm rằng cầu thủ bị chấn thương rời sân an toàn và nhanh chóng.

–         Không cho phép chữa trị cho cầu thủ trên sân nếu cầu thủ đó không bị phạm lỗi.

–         Cầu thủ nào có vết thương bị chảy máu phải rời sân và không được trở lại sân đến khi trọng tài chắc chắn rằng vết thương đã ngừng chảy máu.(trọng tài thứ 3 thực hiện việc kiểm tra, tuy nhiên chỉ có trọng tài chính được quyền cho phép cầu thủ vào sân nếu cầu thủ này không bị thay thế). Cầu thủ không được mặc quần áo có dính máu.

–         Ngay khi bác sĩ vào sân, cầu thủ phải bị bộ hoặc nằm trên cáng ra khỏi sân với điều kiện cầu thủ này không phải thực hiện quả đá phạt. Nếu cầu thủ không tuân theo quy định này sẽ bị cảnh cáo do lỗi cố tình trì hoãn việc bắt đầu lại trận đấu.

–         Nếu cầu thủ chấn thương không bị thay thế, cầu thủ này chỉ được vào sân sau khi trận đấu đã bắt đầu lại.

–         Cầu thủ chấn thương không cần rời khỏi sân qua khu vực thay người, nhưng phải ra khỏi đường biên ngang hoặc biên dọc.

–         Khi bóng đang trong cuộc, cầu thủ bị chấn thương có thể trở lại sân nếu không bị thay người nhưng chỉ từ đường biên dọc. Khi bóng ngoài cuộc, cầu thủ có thể trở lại sân từ đường biên dọc hoặc biên ngang.

–         Chỉ trọng tài được quyền cho phép cầu thủ bị chấn thương và không bị thay thế trở lại sân thi đấu, cả khi bóng trong hay ngoài cuộc.

–         Nếu trận đấu không bị dừng vì bất cứ lý do nào khác hoặc nếu chấn thương của cầu thủ không phải do phạm lỗi gây ra, trọng tài sẽ cho bắt đầu lại trận đấu bằng cách thả bóng (Luật 8)

Các trường hợp ngoại lệ:

Các trường hợp ngoại lệ như sau:

–         Thủ môn bị chấn thương

–         Khi thủ môn và 1 cầu thủ ở ngoài sân va chạm với nhau và yêu cầu chữa trị ngay lập tức.

–         Khi có chấn thương nghiêm trọng ví dụ 1 cầu thủ tự nuốt phải lưỡi, bất tỉnh hoặc gẫy chân…

–         Khi một cầu thủ cần rũ bỏ cát ra khỏi người, cầu thủ này có thể được cung cấp nước mà không phải rời sân thi đấu.

Nguồn : vff.org.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.